Trang chủ » Kiến thức hữu ích » Trang phục khi đến phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng sạch

Trang phục khi đến phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng sạch

Nếu bạn sắp đi đến một nơi như phòng thực hành, phòng lab (hay phòng thí nghiệm), phòng sạch,… chắc hẳn bạn đã được nhắc đến chuyện phải mặc trang phục chuyên dụng.

Nếu chỉ là phòng thực hành thông thường, thường không có yêu cầu khắt khe về trang phục. Nhưng một khi đã cần trang phục đặc biệt, thì đó chắc chắn là môi trường có kiểm soát nghiêm ngặt về độ sạch hoặc/và chống tĩnh điện (hay còn gọi là phòng sạch).

Có bao giờ bạn thắc mắc: “Mặc thế nào cho đúng? Tại sao phải phức tạp vậy?”.

Đừng lo, hôm nay hãy cùng Thái Quảng tìm hiểu về chủ đề này nhằm giúp bạn nắm rõ mọi thứ, từ lý do đến cách chọn trang phục, để bạn tự tin hơn khi đến nơi làm việc hay thực hành. Cùng bắt đầu nhé!

Tại sao trang phục lại quan trọng ở những nơi này?

Phòng sạch là nơi được thiết kế để kiểm soát bụi, vi khuẩn và các yếu tố ô nhiễm khác ở mức tối thiểu, phục vụ cho các ngành như y tế, dược phẩm, điện tử, hay thí nghiệm khoa học.

Phòng sạch là nơi kiểm soát chặt chẽ độ sạch
Phòng sạch là nơi kiểm soát chặt chẽ độ sạch

Trang phục ở đây không chỉ để bảo vệ bạn mà còn để bảo vệ sản phẩm hoặc mẫu thí nghiệm khỏi chính bạn, vì con người là nguồn phát sinh bụi lớn nhất, từ tóc, da, đến hơi thở.

Trang phục khi vào phòng sạch vô trùng
Trang phục khi vào phòng sạch vô trùng

Chưa kể, trong các ngành như điện tử, tĩnh điện từ cơ thể có thể làm hỏng linh kiện siêu nhỏ. Vậy nên, việc chuẩn bị và mặc trang phục đúng cách là bước đầu tiên để đảm bảo mọi thứ trong phòng sạch hoạt động trơn tru.

Trang phục thay đổi theo từng loại phòng

Bộ áo liền mũ liền quần làm từ vải không bụi, không xơ vải
Bộ áo liền mũ liền quần làm từ vải không bụi, không xơ vải

Không phải nơi nào cũng yêu cầu giống nhau, và trang phục sẽ khác biệt tùy vào mục đích sử dụng.

Trang phục dùng trong phòng thực hành

Đây thường là nơi bạn gặp ở trường học hay cơ sở đào tạo. Nó thường có yêu cầu khá cơ bản:

– Nếu chỉ là thực hành cắt may hay vẽ kỹ thuật, thì mặc áo blouse trắng, giày kín mũi để giữ vệ sinh và tránh bẩn là đủ;

Áo blouse trắng dài tay
Áo blouse trắng dài tay

– Nếu phòng thực hành liên quan đến hóa chất, bạn cần thêm găng tay và kính bảo hộ;

– Nếu phòng thực hành với ngành điện tử thì đồ bảo hộ chống tĩnh điện vẫn là yếu tố bắt buộc để bảo vệ linh kiện.

Trang phục dùng trong phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm thường yêu cầu phức tạp hơn, tùy vào lĩnh vực:

– Phòng hóa học sẽ yêu cầu áo blouse chống hóa chất, kính bảo hộ, găng tay chịu axit để bảo vệ bạn khỏi dung dịch nguy hiểm.

Hình ảnh trang phục phòng thí nghiệm hóa học
Hình ảnh trang phục phòng thí nghiệm hóa học

– Phòng vi sinh thì cần thêm mũ trùm tóc và khẩu trang để tránh vi khuẩn từ bạn làm ảnh hưởng mẫu thí nghiệm.

Hình ảnh trang phục phòng thí nghiệm vi sinh
Hình ảnh trang phục phòng thí nghiệm vi sinh

Ngoài ra, nếu phòng thực hành hay phòng thí nghiệm bắt đầu yêu cầu về độ sạch như khi bạn làm thí nghiệm vi sinh cần môi trường vô trùng hoặc thực hành sản xuất linh kiện điện tử thì trang phục sẽ phải nâng cấp lên giống phòng sạch.

Quần áo phòng sạch dùng trong phòng nghiên cứu
Quần áo phòng sạch dùng trong phòng nghiên cứu

Lúc này, bạn không chỉ cần giữ vệ sinh mà còn phải kiểm soát bụi và vi khuẩn ở mức cao hơn. Và đặc biệt, nếu là phòng thực hành điện tử, yếu tố chống tĩnh điện lại càng quan trọng. Bởi một tia tĩnh điện nhỏ từ quần áo thường có thể phá hủy vi mạch, nên đồ chống tĩnh điện là bắt buộc.

Trang phục dùng trong phòng sạch

Với từng cấp độ phòng sạch yêu cầu mà mức độ sạch sẽ khác, rõ ràng cần có các trang phục khác nhau để đáp ứng. Vậy trang phục phù hợp với từng cấp độ phòng sạch cụ thể như thế nào để giữ lượng hạt bụi ở mức tiêu chuẩn, không làm ảnh hưởng đến sản phẩm, quá trình sản xuất hay nghiên cứu.

Quần áo phòng sạch rời (có túi, chun bo cổ tay cổ chân)
Quần áo phòng sạch rời (có túi, chun bo cổ tay cổ chân)

Bảng dưới đây hướng dẫn chọn trang phục phòng sạch cho từng cấp độ.

  Tiêu chuẩn ISO 14644-1 & FED STD 209E

ISO 8
(class 100,000)

ISO 7
(class 10,000)

ISO 6
(class 1,000)

ISO 5
(class 100)

ISO 4
(class 10)

ISO 3
(class 1)

Mũ con sâu

x

x

x

x

x

x

Mũ trùm đầu cổ (Hood)

 

 

 

x

x

x

Khẩu trang phòng sạch

x

x

x

x

x

x

Áo choàng phòng sạch

x

x

 

 

 

 

Bộ áo liền quần

 

 

x

x

x

x

Bọc giày phòng sạch

x

x

 

 

 

 

Giày phòng sạch

 

 

x

x

x

x

Găng tay phòng sạch

 

 

 

x

x

x

Kính bảo hộ

 

 

 

x

x

x

Tần suất thay đổi

2 lần/ tuần

2 lần/ tuần

3 lần/ tuần

Hàng ngày

Mỗi lần đi vào

Mỗi lần đi vào

Trang phục phòng sạch toàn diện: quần áo, mũ, kính, găng tay, giày
Trang phục phòng sạch toàn diện: quần áo, mũ, kính, găng tay, giày,…

Thông qua bảng hướng dẫn trên, chúng ta có thể đưa ra một vài cách chọn và sử dụng trang phục phù hợp với mức độ phòng sạch như:

– Trong sản xuất chip, dược phẩm vô trùng, thuốc tiêm,… thường yêu cầu ISO 1-5, bạn cần áo liền quần kín từ đầu đến chân, mũ trùm hết tóc, khẩu trang, găng tay nitrile và giày chống tĩnh điện.

Hình ảnh trang phục khi nghiên cứu thuốc tiêm
Hình ảnh trang phục khi nghiên cứu thuốc tiêm

– Trong sản xuất thiết bị y tế thường yêu cầu nhẹ hơn là ISO 6-7, bạn có thể mặc áo blouse dài tay hoặc áo liền quần, mũ trùm tóc, khẩu trang.

– Trong đóng gói thực phẩm thường chỉ yêu cầu ISO 8-9, bạn chỉ cần áo blouse và giày sạch là ổn.

Quy trình chuẩn bị trang phục trước khi vào phòng sạch

Khu vực để mặc trang phục phòng sạch
Khu vực để mặc trang phục phòng sạch

Vào phòng sạch không đơn giản là mặc đồ xong rồi bước vào, nó có cả một quy trình rõ ràng để đảm bảo bạn không mang theo bụi hay vi khuẩn vào phòng. Cụ thể:

Bước 1: Bỏ hết trang sức, buộc tóc gọn gàng, rửa tay sạch sẽ.

Bước 2: Vào phòng thay đồ là khu vực riêng để bạn mặc trang phục chuyên dụng. Và mặc đồ theo thứ tự:

  • Mang giày hoặc bao giày phòng sạch là bước đầu tiên để ngăn bụi từ giày thường hoặc chân trần làm bẩn sàn phòng thay đồ.
  • Sau khi đã có giày, bạn mặc quần áo phòng sạch (áo liền quần hoặc blouse) mà không lo phần dưới chạm vào sàn bẩn.
  • Tiếp theo, đội mũ trùm tóc nhằm che kín tóc và phần đầu để ngăn bụi hoặc tóc rơi ra ngoài.
  • Sau đó, đeo khẩu trang để che mũi và miệng để hạn chế vi khuẩn, hạt bụi từ hơi thở thoát ra, bảo vệ môi trường phòng sạch.
  • Đeo găng tay cuối cùng để đảm bảo tay bạn không chạm vào bất kỳ bề mặt nào sau khi đã mặc xong các lớp khác.

Bước 3: Kiểm tra kỹ để đảm bảo không có khe hở ở cổ tay, cổ chân và khóa kéo phải được kéo kín.

Đảm bảo không có khe hở sau khi mặc trang phục phòng sạch
Đảm bảo không có khe hở sau khi mặc trang phục phòng sạch

Bước 4: Đi qua thảm dính bụi phòng sạch vào buồng gió (air shower) và đứng trong buồng gió khoảng 10-20 giây để thổi bay bụi còn sót lại, sau đó tiến vào phòng sạch.

(*) Dù đã có quy trình như trên, nhưng bạn vẫn có thể mắc phải những sai lầm nhỏ, có thể kể đến những lỗi thường gặp như:

  • Quên kiểm tra khe hở, vì vậy hãy luôn đảm bảo cổ tay, cổ chân kín hoàn toàn, không để da lộ ra ngoài.
  • Mặc sai thứ tự, bởi vậy hãy nhớ mặc giày trước, rồi đến quần áo, để tay không chạm vào giày bẩn.
  • Không thay đồ đúng lịch, nếu đồ bẩn hoặc rách có thể làm ô nhiễm môi trường, nên cần thay mới kịp thời.

Cách chọn trang phục phòng sạch đúng

Chọn trang phục không chỉ dựa vào sở thích mà cần chú ý những điểm sau:

  • Trang phục được làm từ vải không xơ (thường là polyester), có khả năng chống tĩnh điện nếu làm trong ngành điện tử.
  • Thiết kế không có túi hay nếp gấp thừa bởi những chỗ này dễ tích tụ bụi.
  • Màu sắc thường chọn là trắng hoặc xanh nhạt để dễ phát hiện vết bẩn.
  • Có đồ dùng một lần (dùng xong bỏ) và đồ tái sử dụng (giặt được), hãy chọn loại tùy theo nhu cầu và ngân sách của bạn.
Quần áo phòng sạch liền thân không mũ và có mũ
Quần áo phòng sạch liền thân không mũ và có mũ

Khi vào phòng sạch, phòng thực hành, phòng lab, hay phòng thí nghiệm việc chọn trang phục không phải là chuyện mặc gì cho đẹp, mà quan trọng nhất là giữ cho môi trường đó đúng chuẩn. Từ việc phải mặc quần áo kín toàn thân, đi giày chống tĩnh điện, đến đội mũ phòng sạch trùm tóc,… tất cả đều có vai trò riêng, tùy thuộc vào cấp độ sạch và yêu cầu của ngành.

Thái Quảng hy vọng, qua những nội dung chia sẻ ở trên, bạn đã hình dung rõ hơn về cách chuẩn bị và những thứ cần thiết khi bước vào không gian đặc biệt này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *