Bạn đã biết gì về găng tay phòng sạch chưa? Chúng có tác dụng gì và cách lựa chọn chúng sao cho phù hợp? Hôm nay, Thái Quảng sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này và khám phá thêm về cách găng tay phòng sạch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn sản phẩm và đảm bảo độ sạch sẽ trong môi trường làm việc. Hãy cùng Thái Quảng khám phá về găng tay phòng sạch và tìm hiểu tác dụng của chúng trong phòng sạch nhé!
Găng tay phòng sạch là gì?
Găng tay phòng sạch (tiếng Anh là “Cleanroom Gloves”) là loại găng tay chuyên dụng được dùng trong các phòng sạch, nơi yêu cầu độ sạch cao. Găng tay này được sản xuất trong môi trường sạch và được làm từ các vật liệu không phát sinh bụi (hay không phát sinh các chất ô nhiễm). Chúng được dùng phổ biến trong các ngành như: y tế, thực phẩm, sản xuất, và nhiều ứng dụng khác nhằm bảo vệ người đeo khỏi nhiễm khuẩn, chất bẩn hoặc hóa chất.
Tác dụng của găng tay phòng sạch?
Găng tay phòng sạch được sử dụng với tác dụng bảo vệ người đeo khỏi nhiễm khuẩn, hóa chất, và các yếu tố khác. Đồng thời chúng giúp đảm bảo an toàn cho sản phẩm, thiết bị và môi trường khỏi bị ô nhiễm. Thái Quảng sẽ liệt kê cụ thể như sau:
-
Bảo vệ người lao động: Găng tay bảo vệ sức khỏe của người đeo bằng cách ngăn chặn tiếp xúc trực tiếp tay người với chất lỏng, máu, dịch cơ thể, và các loại vi khuẩn, virus có thể gây nhiễm trùng, bệnh tật,…
-
Bảo vệ sản phẩm: Găng tay giúp ngăn chặn việc truyền nhiễm khuẩn và hóa chất từ tay người đến sản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm được bảo quản vệ sinh và an toàn.
-
Bảo vệ thiết bị khỏi bị hư hại: Găng tay phòng sạch giúp ngăn ngừa các hạt nhiễm bẩn từ bàn tay người lao động xâm nhập vào thiết bị, gây ra hư hỏng.
-
Tăng tính an toàn khi làm việc: Găng tay giúp bảo vệ tay khỏi chấn thương do tác động vật lý, nhiệt độ cao hay băng lạnh, hóa chất,…
-
Phòng chống nhiễm khuẩn: Trong các môi trường yêu cầu độ sạch cao (như phòng thí nghiệm, phòng phẫu thuật,…) găng tay phòng sạch giúp đảm bảo không có vi khuẩn hoặc hạt bụi ngoại lai tiếp xúc từ tay người đeo với mẫu thử nghiệm hoặc bệnh nhân.
-
Tuân thủ tiêu chuẩn phòng sạch: Găng tay phòng sạch giúp duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và đảm bảo tuân thủ các quy trình vệ sinh.
Phân loại găng tay phòng sạch
Có thể phân loại găng tay phòng sạch dựa trên các tiêu chí khác nhau, tuy nhiên, có thể phân loại dựa trên các yếu tố thường dùng như sau:
Theo chất liệu
Latex: Găng tay latex thường mềm mại, co giãn tốt và có độ bám cao, chúng phù hợp cho các ứng dụng y tế và thực phẩm (có những người bị dị ứng với latex).
Vinyl: Găng tay vinyl thích hợp cho việc chăm sóc sức khỏe ở mức cơ bản và trong ngành thực phẩm. Nó thường rẻ hơn găng tay latex, tuy nhiên, nó lại co giãn kém hơn và ít chống thấm nước hơn.
Nitrile: Găng tay nitrile thường được dùng phổ biến nhất bởi vì chúng có độ bám tốt, không gây dị ứng như latex và phù hợp cho nhiều lĩnh vực như: y tế, công nghiệp, thực phẩm,…
Theo mục đích sử dụng
- Chống nhiễm khuẩn: Sử dụng trong các môi trường y tế đòi hỏi độ sạch cao như phòng mổ, phòng thí nghiệm,…
- Chống tĩnh điện: Găng tay có thể được phủ một lớp vật liệu chống tĩnh điện để ngăn ngừa tĩnh điện và các hạt nhiễm bẩn bám dính vào găng tay. Với loại găng tay này thì ngoài đạt tiêu chuẩn phòng sạch thì còn phải đạt cả tiêu chuẩn chống tĩnh điện (ESD) nữa.
- Chống hóa chất: Găng tay có thể được làm từ các chất liệu có khả năng chống lại các loại hóa chất.
Theo mức độ sử dụng
- Găng tay dùng một lần: Thường được sử dụng một lần và sau đó vứt bỏ.
- Găng tay tái sử dụng: Có thể được làm sạch sau mỗi lần sử dụng và tiếp tục sử dụng nhiều lần.
Theo màu sắc
Găng tay có nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, xanh, đỏ, đen, xám, tím,…
Theo kích thước
- Độ dày: Găng tay có nhiều độ dày khác nhau, phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Găng tay dày hơn thường sẽ có độ bền và khả năng chống hóa chất tốt hơn, tuy nhiên sẽ kém thoải mái hơn khi sử dụng.
- Độ dài: Găng tay có nhiều độ dài khác nhau, từ ngắn đến dài. Găng tay dài thường sẽ giúp bảo vệ cả bàn tay và cánh tay của người lao động khỏi bị nhiễm bẩn.
Ứng dụng găng tay phòng sạch
Điện tử: Được sử dụng để lắp ráp các linh kiện điện tử nhạy cảm với bụi và các hạt nhiễm bẩn khác.
Công nghiệp và hóa chất: Để bảo vệ tay khỏi chất lỏng, hóa chất độc hại và tác động vật lý trong quá trình làm việc và sản xuất.
Y tế: Đảm bảo độ sạch sẽ và phòng ngừa nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật và chăm sóc bệnh nhân.
Dược phẩm: Giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn và virus từ người lao động sang sản phẩm, gây ra nhiễm trùng.
Nghiên cứu khoa học: Giúp bảo vệ các mẫu vật và thiết bị nghiên cứu khỏi bị ô nhiễm, đảm bảo độ chính xác của kết quả nghiên cứu.
Thực phẩm và đồ uống: Giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các chất ô nhiễm khác xâm nhập vào thực phẩm và đồ uống, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Thú y và nông nghiệp: Để bảo vệ tay khỏi tiếp xúc với chất thải và vi khuẩn.
Cách sử dụng găng tay phòng sạch
Lựa chọn loại găng tay phù hợp dựa trên mục đích sử dụng.
Ví dụ, trong ngành y tế: găng tay latex, nitrile hoặc vinyl là lựa chọn phổ biến, trong khi ngành công nghiệp thì có thể cần thêm tính năng chống hóa chất hoặc chống tĩnh điện.
Rửa tay: Trước khi đeo găng tay, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm (ít nhất 20 giây) để đảm bảo tay sạch.
Kiểm tra găng tay: Trước khi đeo găng tay, hãy kiểm tra xem chúng có hỏng hóc, rách hoặc thủng lỗ không? Nếu bạn thấy găng tay bị hỏng, hãy thay chúng bằng một cặp mới.
Đeo găng tay:
- Lấy găng tay ra từ hộp/ túi một cách cẩn thận để tránh tác động lên bề mặt bên trong.
- Đeo từng găng tay một bằng cách đặt nó lên ngón tay và kéo ra nhẹ đến khi vừa vặn.
- Kéo găng tay đến cổ tay để đảm bảo chúng an toàn và không bị tuột ra (với loại dài cả cánh tay thì kéo hết cả cánh tay).
Sử dụng găng tay cẩn thận: Khi đã đeo găng tay, tránh tiếp xúc tay với bất kỳ bề mặt nào mà bạn không muốn nhiễm khuẩn hoặc nhiễm bẩn. Hãy thận trọng và tránh chạm vào mặt, mắt hoặc tóc khi đã đeo găng tay.
Cởi găng tay đúng cách: Khi bạn đã hoàn thành công việc của mình, hãy cởi găng tay từ cổ tay (từ trên cánh tay đối với loại cả cánh tay), tránh tiếp xúc bề mặt bên ngoài của găng tay. Sau khi cởi găng tay, hãy ném chúng vào thùng rác hoặc bể chứa chất thải y tế (trong trường hợp găng tay y tế hoặc găng tay dùng một lần).
Rửa tay lại: Sau khi cởi găng tay, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm (ít nhất 20 giây) để đảm bảo rằng tay của bạn đã được làm sạch.
Thay thế găng tay: Đối với loại dùng một lần chỉ nên sử dụng một lần, sau đó thay chúng bằng một cặp mới. Găng tay có thể tái sử dụng thì cần được làm sạch và kiểm tra trước khi sử dụng lại (nếu găng tay không đảm bảo thì cần thay cặp mới).
Mua găng tay phòng sạch ở đâu?
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Thái Quảng cam kết cung cấp sản phẩm găng tay phòng sạch chất lượng cao với nhiều tùy chọn loại và kích thước khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để biết thêm chi tiết và tìm sản phẩm phù hợp với bạn.
- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÁI QUẢNG
- Hotline: 0989.783.786
- Tel: 024.6663.7279
- Email: info@thaiquang.com.vn
- Địa chỉ: Số 27, LK6A, Làng Việt kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, Hà Nội.
- Website: thaiquang.com.vn
Chưa có đánh giá nào.